BÁO CÁO Kết quả, tình hình xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2021 của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình

Chủ nhật - 10/10/2021 02:42 1.125 0
Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 Quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ/TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-BKHCN ngày 21/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Mô hình khung HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống HCNN tại địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc duyệt Kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015;
Căn cứ Công văn số 719/SKHCN-TĐC ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Sở Khoa học và công nghệ về hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo ISO 9001:2015 năm 2021;
Sở Y tế tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo ISO 9001:2015 năm 2021 cụ thể như sau:
I. Việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015
  1. Phạm vi áp dụng của Hệ thống quản lý chất lượng
Phạm vi áp dụng của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 với 100% các hoạt động liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan.
 2. Hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình giải quyết công việc cho toàn bộ cán bộ, công chức trong phạm vi xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
Thường xuyên trao đổi, lồng ghép việc phổ biến kiến thức tiêu chuẩn mới, phương pháp chuyển đổi, áp dụng và đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng tại Sở vào các buổi họp giao ban của cơ quan.
3. Sự tuân thủ đối với tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, các quy định và các yêu cầu pháp luật liên quan
  • Các bước công việc triển khai Hệ thống đều được Sở bám sát và tuân thủ theo Điều 1, Quyết định 19/2014/QĐ-TTg (Xây dựng, áp dụng, công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và việc duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng).
  • Ban chỉ đạo ISO của Sở bám sát các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng (theo Quyết định số 101/QĐ-BKHCN ngày 21/01/2019 của Bộ Khoa và Công nghệ) để xác định và xây dựng, cập nhật, cải tiến phù hợp tài liệu hệ thống. Các thủ tục, quy trình mô tả phù hợp với thực tiễn giải quyết TTHC ở dịch vụ công mức độ 2,3,4, tham chiếu và kết nối với Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Thông tư 01/2018/TT-VPCP về cơ chế 01 cửa, 01 cửa liên thông. 
  • Các hoạt động xác nhận hiệu lực, ban hành Quyết định công bố HTQLCL phù hợp với các phụ lục của Quyết định 19/2014/QĐ-TTg (ngày 5/3/2014).  
4. Việc thực hiện các quá trình giải quyết công việc và các quá trình được xác định trong Hệ thống quản lý chất lượng
  • Ban lãnh đạo và tập thể CBCC xác định rõ việc xây dựng các thủ tục, quy trình là quan trọng nhằm mục đích thống nhất toàn diện các hoạt động quản lý và giải quyết TTHC trong tập thể cơ quan, bám sát và đảm bảo 03 tiêu chí: Tính hợp pháp, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
  • Sở công bố trực quan Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng qua việc làm bảng hiệu lớn và treo tại sảnh tầng một.
  • Các phòng, bộ phận chuyên môn tập trung triển khai khoa học trong sắp xếp tài liệu, hồ sơ và dữ liệu (theo QT-01 Kiểm soát thông tin dạng văn bản).
  • Ban chỉ đạo ISO tập trung phân tích bối cảnh, xác định rủi ro và cơ hội, thiết lập Kế hoạch cụ thể để quản lý (theo QT-02 Quản lý rủi ro và cơ hội).
  • Bộ phận một cửa và các phòng, bộ phận chuyên môn tập trung giải quyết TTHC chặt chẽ, hiệu quả theo các quy trình quản lý ISO đã xây dựng và ban hành.
  • Các quy trình nội bộ được thực hiện theo nguyên tắc “Viết những gì sẽ làm thì phải làm những gì đã viết”.
  •  Các sự không phù hợp (sai sót, chậm muộn) phát sinh trong quá trình giải quyết TTHC được cập nhật và chỉ dẫn điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời (theo QT-04 Kiểm soát công việc đầu ra không phù hợp).
  • Bộ phận một cửa đẩy mạnh việc phát hành, thu thập phiếu đóng góp ý kiến của tổ chức, công dân và tổng hợp phân tích nhằm xác định kịp thời mức độ thỏa mãn dịch vụ hành chính công.
5. Hoạt động quản lý rủi ro và cơ hội, xem xét của Lãnh đạo và hoạt động đánh giá nội bộ, thực hiện hành động khắc phục các điểm không phù hợp
- Ban chỉ đạo ISO tổ chức thiết lập Kế hoạch phân tích rủi ro cho năm 2021 và phân công cho từng cá nhân tập trung phân tích và xác định các rủi ro theo đúng QT-02. Nhóm phân tích đã nhận diện tổng số 4 rủi ro và tham mưu lãnh đạo lập Kế hoạch giải quyết rủi ro kịp thời. Tính đến nay, các phòng và bộ phận liên quan đang bám sát thực hiện.chưhỉh khai Hệ thống đều được U
- Hoạt động đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng được Ban chỉ đạo ISO thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo từ công tác xây dựng Kế hoạch đánh giá năm, thành lập đoàn đánh giá nội bộ, thiết lập thông báo chương trình đánh giá chi tiết, thực hiện đánh giá và viết phiếu ghi chép, đưa ra các điểm lưu ý và báo cáo sự không phù hợp đảm bảo thực tế, khách quan. Các sự không phù hợp đều được các phòng, bộ phận chuyên môn ghi nhận và bám sát điều chỉnh, khắc phục (theo QT-03 Đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng).
- Ban chỉ đạo ISO đã tổ chức ngay cuộc họp xem xét của lãnh đạo, đưa ra các quyết định chỉ đạo cho cải tiến (theo QT-06 Họp xem xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý chất lượng).
6. Hoạt động cải tiến các quy trình áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
Các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng được cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật hiện hành, tên gọi của TTHC. Cập nhật và kết nối với các quy định của cơ chế 01 cửa, 01 cửa liên thông theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP, Thông tư 01/2018/TT-VPCP, mô tả thực tiễn theo phương thức làm dịch vụ công mức độ 3, 4, điều chỉnh bố cục, trình bày quy trình theo mô hình khung, tham chiếu phù hợp tiêu chuẩn mới TCVN ISO 9001:2015. 
II. Việc tuân thủ theo các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg
  1. Việc đảm bảo sự tham gia của Lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
Trong những năm qua, ban lãnh đạo xác định việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là tiền đề của cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả tổ chức công việc, nhận thức và tính tuân thủ chấp hành của CBCC, do vậy sau khi nhận được các văn bản hướng dẫn, Giám đốc Sở đã chỉ đạo Văn phòng nhanh chóng tham mưu Kế hoạch triển khai chuyển đổi.
Lãnh đạo các phòng chuyên môn xác định hệ thống là công cụ quản lý đắc lực nên quyết tâm nghiên cứu và chỉ đạo CBCC, người lao động bám sát thực hiện.
Các cán bộ, công chức cảm nhận rất rõ nề nếp khoa học trong hoạt động hành chính như sắp xếp tài liệu, hồ sơ. Thực hiện giải quyết TTHC có tính nguyên tắc cao theo quy trình ISO đã xây dựng và ban hành. Nhận định của CBCC là toàn bộ hệ thống với mục đích làm tốt hơn cho công việc của chính vị trí mình công tác, cho đến hoạt động chung của phòng, bộ phận.   
  1. Việc người đứng đầu cơ quan xác nhận hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện đảm bảo đúng quy định
Với tinh thần và kết quả chuyển đổi phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, Giám đốc Sở ký Văn bản xác nhận tính hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng ngay sau đánh giá nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện đúng điều 4 của Quyết định 19/2014/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 5/3/2014.
  1. Việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và thông báo bằng văn bản đến Sở Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp; niêm yết tại trụ sở cơ quan
  • Căn cứ trên báo cáo kết quả đánh giá nội bộ và văn bản xác nhận hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại Sở; Giám đốc Sở ký ban hành Quyết định số 1193/QĐ-SYT ngày 31/7/2019 về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.
  • Phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện việc niêm yết công khai bản công bố và gửi hồ sơ hệ thống Quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 của Sở đến cơ quan thường trực Ban chỉ đạo ISO (Sở Khoa học và Công nghệ) để báo cáo.
III. Tài liệu kiểm chứng:
(Chi tiết theo các phụ lục đính kèm)
IV. Đánh giá, nhận xét
1. Đánh giá chung hiệu quả của việc áp dụng hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2015
  • Nhận thức của lãnh đạo, CBCC, người lao động làm việc theo quy trình thống nhất đang dần được xác định rõ ràng và minh bạch.
  • Việc xây dựng mục tiêu chất lượng giúp các phòng, bộ phận chuyên môn nhận định rõ làm việc thì phải có mục tiêu phấn đấu ngoài thực thi theo chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiêu quả công việc.
  • Công tác quản trị hành chính bao gồm sắp xếp khoa học tài liệu, hồ sơ, dữ liệu đang được tổ chức bài bản, trực quan, mang lại môi trường làm việc chuyên môn hóa cao và thúc đẩy CBCC hăng hái trong mọi công việc.
  • Công tác giải quyết thủ tục hành chính: Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức/cá nhân đúng theo quy định của thủ tục hành chính và quy trình đã ban hành; tiến độ giải quyết đảm bảo theo các bước của quy trình, trường hợp chậm muộn đều cập nhật theo dõi cụ thể.
  • Nhìn chung, hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN 9001:2015 là kỹ thuật khoa học trong quản lý, xuất phát từ những công việc đã và đang làm, được sắp xếp lại có tính trình tự, khoa học, bài bản giúp tập thể cơ quan làm việc có tính hệ thống cao và tạo ra hiệu quả, chất lượng cho mọi hoạt động, quá trình.
2. Thuận lợi - Khó khăn:
* Thuận lợi:
  • Việc áp dụng, duy trì hệ thống QLCL theo TCVN được các phòng chuyên môn xác định là không thể tách rời với nhiệm vụ Cải cách hành chính; do vậy từ lãnh đạo đến các CBCC đều xác định là quan trọng.
  • Việc thực hiện hệ thống QLCL đã trở thành thói quen của toàn bộ CBCC, người lao động khi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.
  • Gắn liền hệ thống QLCL với ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả tính hệ thống một cách đồng bộ, thống nhất.
  • Xây dựng quy định về cập nhật quy trình giải quyết TTHC, các quy trình giải quyết công việc nội bộ kịp thời.
* Khó khăn:
Hệ thống văn bản pháp luật và thủ tục hành chính thay đổi thường xuyên nên việc cập nhật tài liệu mất nhiều thời gian, công sức.
Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế để thực hiện hiệu quả hơn trong quản lý tài liệu, hồ sơ.
IV. Phương hướng trong thời gian tới
  1. Thường xuyên cải tiến toàn bộ tài liệu Hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và TTHC mới được UBND tỉnh ban hành và chỉ đạo.
  2. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng, đưa ra các tiêu chí đánh giá và xét thi đua, khen thưởng.
  3. Áp dụng triệt để Hệ thống quản lý chất lượng được duy trì theo quy trình đã phê duyệt.
Trên đây là báo cáo về việc thực hiện chuyển đổi, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, xin được tổng hợp và thông tin đến Ban chỉ đạo ISO của tỉnh nắm bắt và chỉ đạo./.
 

Nguồn tin: Phòng Tổ chức hành chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây