LƯƠNG SƠN: TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU, HO GÀ
Xa Quốc Văn
2024-07-25T23:28:54-04:00
2024-07-25T23:28:54-04:00
https://soytehoabinh.gov.vn/vi/tin-tuc-va-su-kien/luong-son-tang-cuong-phong-chong-benh-bach-hau-ho-ga-1239.html
https://soytehoabinh.gov.vn/vi/uploads/news/2024_07/image-20240726102542-2.jpeg
SỞ Y TẾ TỈNH HÒA BÌNH
https://soytehoabinh.gov.vn/vi/uploads/logo.png
Ngày 19/7/2024, trên địa bàn huyện Lương Sơn ghi nhận 1 ca bệnh mắc ho gà. Bệnh nhân 25 tháng tuổi. Cách khoảng 10 ngày trước ngày vào viện trẻ ở nhà xuất hiện ho, chảy mũi, sốt nhẹ 37.6 độ C, nôn trớ sau ho. Sáng ngày 09/7/2024, gia đình đưa trẻ ra Bệnh viện Nhi trung ương khám và được chẩn đoán là cúm, được kê đơn cho về điều trị tại nhà. Đến ngày 19/7/2024 trẻ ho tăng lên, cơn ho kéo dài hơn, chảy nước mắt, nước mũi, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện nhi trung ương khám. Tại đây, bệnh nhân xét nghiệm mắc ho gà, được chẩn đoán thêm viêm tiểu phế quản và chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình để cách ly, theo dõi và điều trị.
Để tăng cường công tác giám sát chặt chẽ, khoanh vùng dập dịch kịp thời, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống kiểm soát lây nhiễm bệnh Bạch hầu, Ho gà trên địa bàn huyện. Theo đó, Trung tâm Y tế huyên đề nghị các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm một số nội dung sau:
Người dân cần tuân thủ tốt lịch tiêm phòng theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng
Đối với Trạm Y tế xã, Thị Trấn: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh bạch hầu, ho gà trên địa bàn, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; Giám sát phát hiện kịp thời các trường hợp mắc mới, tiến hành điều tra, xác định nguồn lây, tổ chức khoanh vùng, xử lý khi có ổ dịch bạch hầu, ho gà; Thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng bạch hầu, ho gà và triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng;
Phối hợp chặt chẽ với Sở các ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã, truyền thông bằng nhiều hình thức qua hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà;
Báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp mắc, các ổ dịch trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm trực tuyến theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hoạt động tiêm chủng, cập nhật đầy đủ đối tượng trên nền tảng quản lý thông tin tiêm chủng; Thực hiện rà soát dự trù đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, vắc xin chống dịch, trang thiết bị, nhân lực... phục vụ cho các hoạt động tiêm chủng thường xuyên, phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó với dịch bệnh tại đơn vị. Sẵn sàng các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người nhiễm, người nghi nhiễm bạch hầu, ho gà;
Tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh bạch hầu, ho gà tại đơn vị; các trường hợp nhẹ, không có biến chứng có thể hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế;
Rà soát, cập nhật các hướng dẫn, quy trình ứng phó khi có ca bệnh nhiễm, nghi nhiễm đến khám tại đơn vị, bao gồm quy trình phân luồng, khám sàng lọc, cách ly, đưa người nhiễm vào khu điều trị. Thực hiện tốt công tác thu dung người bệnh bạch hầu, ho gà; điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong;
Bảo đảm đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết cho nhân viên y tế khám, điều trị, chăm sóc trực tiếp cho các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm bạch hầu, ho gà. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm bạch hầu, ho gà của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh. Hỗ trợ nhân viên y tế, người bệnh có tiếp xúc với trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm bạch hầu, ho gà để đánh giá tình trạng miễn dịch và tiêm phòng đầy đủ;
Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch bạch hầu, ho gà tại đơn vị. Triển khai các biện pháp phòng ngừa chuẩn kết hợp phòng ngừa dựa trên đường lây truyền khi phát hiện ca nhiễm hoặc nghi nhiễm bạch hầu, ho gà;
Tăng cường thực hiện các biện pháp truyền thông về phòng ngừa lây nhiễm, cách phát hiện và xử trí khi có người nghi nhiễm bạch hầu, ho gà cho nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn huyện để cập nhật thông tin về bệnh bạch hầu, ho gà và tiến hành điều tra dịch ngay khi có ca bệnh bạch hầu, ho gà đầu tiên. Thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát dịch bệnh tại đơn vị theo quy định;
Báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin các trường hợp mắc bệnh bach hầu, ho gà tại đơn vị theo quy định.
Nguyễn Thị Hằng (TTYT Lương Sơn)