CÚM B: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Chủ nhật - 20/11/2022 23:04 713 0
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000-1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Trong số đó, cúm B chiếm khoảng 40% trong số các ca mắc cúm. Số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè- thu, đông-xuân.
Cúm B là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Cũng giống như mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp của bệnh cúm B bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em bị cúm có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:

Chăm sóc bệnh nhân mắc cúm B
Việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Có thể chườm mát, nhiệt độ chườm thấp hơn nhiệt độc cơ thể 3-4 độ C, không chườm lạnh quá hoặc nóng quá cơ thể không hạ sốt do không có tác dụng truyền nhiệt.
Uống nhiều nước, nên ăn lỏng, uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định cách 4-6 tiếng, uống đúng liều cho phép.
Bệnh nhân có viêm long đường hô hấp ngoài dùng thuốc theo đơn bác sĩ. Ngoài ra, cần súc miệng họng bằng nước muối, vệ sinh mũi họng; tăng sức đề kháng bằng cách bổ dung các loại vitamin C, vitamin tổng hợp.
Bệnh nhân mắc cúm B thông thường có các triệu chứng sốt, đau mỏi người. Đây là triệu chứng chung của cúm B, bệnh nhân nên yên tâm điều trị tại nhà. Tuy nhiên, Các dấu hiệu nguy hiểm gồm những bệnh nhân sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, tức là uống thuốc hạ sốt không giảm, li bì, bệnh nhân khó thở, thở nhanh, tay chân co quắp, tím tái, tức ngực… cần phải nhập viện ngay.
Tiêm vắc xin phòng cúm là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm, thời điểm tiêm nên trước mùa cúm từ 2 đến 3 tuần.
Thu Hương (CDC Hòa Bình)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây