HÃY BỎ THUỐC LÁ ĐỂ PHỤC HỒI LÁ PHỔI CỦA BẠN
Xa Quốc Văn
2023-08-27T05:13:51-04:00
2023-08-27T05:13:51-04:00
https://soytehoabinh.gov.vn/vi/tin-tuc-va-su-kien/hay-bo-thuoc-la-de-phuc-hoi-la-phoi-cua-ban-739.html
https://soytehoabinh.gov.vn/vi/uploads/news/2023_08/image-20230827154345-1.jpeg
SỞ Y TẾ TỈNH HÒA BÌNH
https://soytehoabinh.gov.vn/vi/uploads/logo.png
Theo nghiên cứu của các tổ chức y tế thế giới, hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh cho người hút, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, cao huyết áp và đặc biệt là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, lâu ngày dẫn đến viêm phế quản mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi (không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm). Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ.
Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy, đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm -> Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm bởi các chất độc hại, bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Hút thuốc gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc. Do đó, hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy, có thể bị khó thở.
Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
Ngoài ra, những người hút thuốc còn bị tăng nhiễm virus, tăng nhiễm vi khuẩn thường, tăng lao phổi, tăng các bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Để phòng, chống các bệnh về đường hô hấp liên quan đến hút thuốc lá, thì điều quan trọng nhất là phải từ bỏ ngay việc hút thuốc lá . Bên cạnh những phương pháp y khoa thì bạn cũng có thể áp dụng những cách dưới đây để làm sạch phổi trong quá trình bỏ thuốc lá: Uống đủ nước mỗi ngày: mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước để làm loãng các dịch nhầy trong phổi, từ đó việc tống những chất dịch này ra khỏi phổi sẽ dễ hơn so với khi ở dạng đặc; Tăng cường vận động và tập thể dục, thể thao: phương pháp này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe mà còn có tác dụng làm sạch phổi sau khi người bệnh chia tay với thuốc lá. Bắt đầu từ việc đi bộ mỗi ngày sẽ làm mở các túi khí trong phổi, thúc đẩy hoạt động trao đổi oxy và vận chuyển oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể một cách dễ dàng; Nên lựa chọn những loại thực phẩm chống viêm: những người nghiện thuốc lá lâu năm có nguy cơ cao bị viêm phổi và thường hay xuất hiện triệu chứng khó thở. Vì vậy sau khi bỏ thuốc lá, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ và thực phẩm có khả năng chống viêm hiệu quả.
Ảnh minh họa
Kim Tuất – CDC Hòa Bình