GẮP THÀNH CÔNG DỊ VẬT Ở MŨI GÂY NGUY HIỂM CHO BÉ 39 THÁNG TUỔI

Thứ hai - 13/11/2023 04:22 298 0
Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong tiếp nhận bệnh nhân P. H .N (39 tháng tuổi) trú tại Xóm Nam Hồng, Xã Dũng Phong, huyện Cao Phong. Bệnh nhi đến Trung tâm Y tế huyện trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, khó thở, hắt xì hơi nhiều, mũi có nhiều dịch.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, mấy ngày trước bé vẫn ăn ngủ và chơi bình thường, mũi hắt xì hơi nhiều và chảy dịch hôi, gia đình đã mua thuốc nhỏ mũi về nhỏ cho bé nhưng không thấy khỏi. gia đình đã đưa bé vào viện, kíp trực bệnh viện đã nhanh chóng thăm khám và chỉ định Nội soi Mũi xoang cho bé, kết quả nội soi cho thấy dị vật lấp đầy kín 2 bên lỗ mũi của bé.
 Các y, bác sĩ Khoa Khám Bệnh của Trung tâm Y tế huyện Cao Phong đã nhanh chóng tiến hành gắp thành công hết các dị vật ra khỏi mũi cho bé. Sau khi được lấy hệt dị vật ra khỏi mũi tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định và được xuất viện về nhà.

Hình ảnh nội soi và dị vật được lấy từ mũi bệnh nhi
Để phòng tránh những trường hợp bị dị vật đáng tiếc xảy ra, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong khuyến cáo các bậc phụ huynh, người dân cần quan tâm thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ:
– Không cho trẻ chơi và cầm những đồ vật nguy hiểm có thể cho vào miệng, các đồ vật nhỏ, tròn có thể đưa vào mũi, tai gây đau, tắc, viêm nhiễm.
– Khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn.
– Thường xuyên giáo dục trẻ không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện.
– Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc đặc biệt là các loại thuốc dạng viên (nên nghiền thuốc và hòa nước để cho trẻ uống).
– Khi xảy ra các trường hợp mắc dị vật vào mũi, tai và miệng các bậc phụ huynh, người trông trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
– Đối với dị vật đường hô hấp (đường thở) có khả năng tắc đường hô hấp cần được sơ cứu, cấp cứu khẩn trương, nhanh nhất có thể để đảm bảo duy trì sự sống cho trẻ. Các bậc cha mẹ và người trông trẻ cần biết cách nhận biết, xử trí dị vật đường thở để giúp trẻ loại bỏ dị vật đường thở như sau:
+ Nhận biết: Dị vật đường thở thường xảy ra đột ngột và có các biểu hiện: Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt. Ngoài ra trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngưng thở, nặng hơn là bất tỉnh, đái dầm.
+ Cấp cứu: Khi trẻ bị dị vật đường thở cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức nếu không trẻ sẽ bị ngạt thở dẫn đến tử vong.
– Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ 1 chân vuông góc, đặt đầu trẻ lên đầu gối dốc xuống 1 tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ 1- 5 lần giữa 2 xương bả vai.
– Cách 2: Đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên 1 cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu, tay kia vỗ giữa 2 xương bả vai 1- 5 lần. Nếu sơ cứu dị vật bật ra ngoài và trẻ hết khó thở các bậc phụ huynh cần theo dõi cho đến khi trẻ trở lại bình thường.
Nếu trẻ không thở lại bình thường hãy tiến hành làm hô hấp nhân tạo và đưa ngay trẻ đến cơ y tế gần nhất.

Nguyễn Hồng Thương (TT Y tế huyện Cao Phong)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây