VIỆN DINH DƯỠNG LÀM VIỆC TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Thứ năm - 28/03/2024 23:12 127 0
Căn cứ công văn số 160/VDD–CĐT ngày 18/03/2024 của Viện Dinh dưỡng về việc giám sát hỗ trợ kỹ thuật về các chỉ tiêu và nội dung hoạt động Cải thiện dinh dưỡng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Hoà Bình. Sáng ngày 28/3, Đoàn giám sát hỗ trợ kỹ thuật hoạt động cải thiện dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hòa Bình.
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn An Trường - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hoà Bình; đồng chí Ngô Thị Phượng - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách chương trình dinh dưỡng TTYT các huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Cao Phong, thành phố Hòa Bình; Đại diện Ủy ban nhân dân, Trạm Y tế xã Tú Lý, huyện Đà Bắc.
Về phía đoàn giám sát có PGS.TS. Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, làm trưởng đoàn; ThS. Nguyễn Hữu Bắc          - Phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Dinh dưỡng; ThS. Ngô Thị Hà Phương - Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng; CN. Đặng Trường Duy - phòng Chỉ đạo tuyến, Viện Dinh dưỡng.
            Tại buổi làm việc, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hòa Bình đã báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch hoạt động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng; Kế hoạch triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024; Hoạt động dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em để thực hiện các chế độ chính sách chuyển thành nhiệm vụ chi thường xuyên của tỉnh Hoà Bình.
            Với mục tiêu giảm suy dinh dưỡng tại tỉnh Hòa Bình năm 2023 là: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 14,2 %, thể thấp còi là 22,7%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm là: 4,7%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Đà Bắc là 14,7%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Đà Bắc xuống 7,3%.
            Phạm vi triển khai của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh; đối tượng là Trẻ em <5 tuổi (ưu tiên trẻ em <2 tuổi); phụ nữ tuổi sinh đẻ (chú trọng PNCT và bà mẹ cho con bú). Đối với Chương trình Dân tộc thiểu số: hiện tại 59 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên tập trung triển khai tại các xã khu vực III. Đối tượng là phụ nữ mang thai, trẻ em <5 tuổi và người chăm sóc trẻ; Cán bộ y tế tại các tuyến, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số. Chương trình giảm nghèo bền vững thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trọng tâm là huyện nghèo Đà Bắc. Đối tượng là tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, Phụ nữ có thai và cho con bú sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Đà Bắc; Trẻ em dưới 16 tuổi, Phụ nữ có thai và cho con bú thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại TPHB và các huyện khác.
     Năm vừa qua, chương trình giảm nghèo bền vững đã phát hiện, điều trị và quản lý suy sinh dưỡng cấp tính cho 265 trẻ em tại cộng đồng; Thực hiện tẩy giun định kỳ cho 12.064/12.217 (98,0%) trẻ từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi; Tổ chức hướng dẫn 04 lớp chuyên đề về “ Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ” và “Nâng cao kỹ năng truyền thông về công tác Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em và chăm sóc sinh sản” cho 42 Cán bộ Trạm y tế xã/thị trấn và YTTB, xóm  thuộc 4 xã, thị trấn vùng I,II huyện Đà Bắc; Tổ chức lồng ghép truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng, tư vấn tại hộ gia đình; In ấn và cấp phát cho các đơn vị y tế và cộng đồng tờ rơi phục vụ cho công tác truyền thông tại thôn/bản/xã; Tổ chức 270 lớp Hướng dẫn trình diễn bữa ăn cho trẻ em cho 8.100 đối tượng là phụ nữ có thai, bà mẹ/người chăm sóc trẻ <2 tuổi tại các xã của huyện nghèo Đà Bắc.
     Trong Chương trình Dân tộc thiểu số: Hoạt động “Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số” đã cung cấp viên sắt cho phụ nữ có thai (Do Viện dinh dưỡng hỗ trợ) cho 2.945 phụ nữ mang thai từ khi phát hiện mang thai đến 1 tháng sau sinh lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại 59 xã và toàn huyện Đà Bắc; Hỗ trợ kinh phí cho 476 Nhân viên Y tế thôn bản 1lần/tháng tại 59 xã; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh, huyện, tuyến xã và nhân viên y tế thôn bản; In ấn tài liệu tuyên truyền và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tư vấn cho 58.291 lượt bà mẹ và người chăm sóc trẻ sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng để bổ sung vào bữa bột/cháo; Thực hiện sàng lọc xét nghiệm protein niệu cho 3.151 phụ nữ đẻ (trong thời kỳ mang thai, tối đa 4 lần) tại 59 trạm y tế xã; Sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai cho 2.503 phụ nữ đẻ tại 08 huyện/thành phố có triển khai Dự án…
    Với những kết quả đã đạt được như trên nên kế hoạch đặt ra của các mục tiêu chính như: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em 5 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Đà Bắc; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Đà Bắc. Kết quả đạt được, được đánh giá đều đạt so với kế hoạch đề ra.
Các đại biểu tham dự tại buổi làm việc đã chia sẻ và thảo luận những khó khăn, vướng mắc tại đơn vị và đưa ra đề xuất như: phân bổ kinh phí sớm; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động đặc biệt là truyền thông, thực hành dinh dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, có chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản, nâng cấp, mua sắm các phương tiện truyền thông; cơ cấu nhân lực còn thiếu, đặc biệt là các xã vùng III….
Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng đánh giá: Tỉnh Hoà Bình đã chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn  kinh phí Trung ương và địa phương, triển khai các hoạt động chuyên môn để thực hiện mục tiêu các chương trình Mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, Sở Y tế cần quan tâm tìm giải pháp cho việc phân bố nhân lực, tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai các hoạt động tại tuyến cơ sở; công tác tổ chức chỉ đạo triển khai cần đảm bảo thông suốt, có hướng dẫn kịp thời; Tăng cường giám sát; mua sắm sản phẩm dinh dưỡng thực hiện đúng theo quy định của Luật đấu thầu…
     Buổi chiều cùng ngày, đoàn công tác của Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đã thực hiện giám sát hỗ trợ Chương trình dinh dưỡng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Trạm Y tế xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Trạm Y tế và phát biểu của lãnh đạo UBND xã Tú Lý. Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm qua vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Riêng về mặt chuyên môn Viện dinh dưỡng sẵn sàng hỗ trợ thông qua hình thức trực tuyến để đơn vị thực hiện tốt nhất hoạt động tại địa phương.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VIỆN DINH DƯỠNG LÀM VIỆC TẠI SỞ Y TẾ VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI TYT XÃ TÚ LÝ, HUYỆN ĐÀ BẮC






















Minh Thủy (CDC Hòa Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây