THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Thứ ba - 11/06/2024 10:27 108 0
Hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 8 khu và 9 cụm công nghiệp phân bố ở 10 huyện/thành phố. Về phân loại cơ sở lao động theo ngành nghề, chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 45 doanh nghiệp, 14.795 người lao động; Xây dựng có 68 doanh nghiệp, 961 người lao động: Nông nghiệp 30 doanh nghiệp, 643 người lao động; Lâm nghiệp 28 doanh nghiệp, 1392 người lao động...
Năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã quản lý được 642 cơ sở lao động với khoảng 23.266 người lao động. Trong 128/642 cơ sở lao động được quản lý đã thực hiện báo cáo y tế lao động, trong đó chỉ có 70/128 cơ sở lập hồ sơ vệ sinh lao động, 48 cơ sở lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động trong kỳ báo cáo, có 15.795 người lao động được khám sức khỏe định kỳ; 04 cơ sở lao động báo cáo có khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng cho 97 người, khám phát hiện điếc nghề nghiệp cho 268 người. Kết quả chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh nghề nghiệp.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã quản lý được 42/52 cơ sở lao động (có từ 200 người lao động trở lên) thuộc phân công quản lý với khoảng 17.191 người lao động, 02 cơ sở thương mại dịch vụ có trên 100 người lao động, đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, dân lập tuyến tỉnh, huyện, Trung tâm đã quản lý được 11 đơn vị gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh và 10 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình thực hiện giám sát hỗ trợ công tác vệ sinh lao động, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Trung tâm y tế huyện Đà Bắc
Trong năm 2023 đã giám sát được 14/52 cơ sở lao động thuộc phân công quản lý trên địa bàn và tham gia 02 đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động do Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh tổ chức.
Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh thông tin truyền thông về chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thông qua các văn bản chỉ đạo gửi Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và các cơ sở lao động thuộc phân công quản lý, thực hiện quan trắc môi trường lao động cho 18 cơ sở lao động trên địa bản và 1 cơ sở y tế tuyến tỉnh; thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho 05 doanh nghiệp.Tuy nhiên, chưa triển khai được hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Nhằm tiếp tục bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bên vững của đất nước, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình triển khai các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2024. Trong đó, duy trì quản lý được 80% số cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp thuộc phân công quản lý; 80% cơ sở lao động theo phân công quản lý được thông tin truyền thông về tình hình vệ sinh lao động và sức khoẻ người lao động: Các bệnh không lây nhiễm, phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc. 30% cơ sở lao động trên địa bản theo phân công quản lý được kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. 100% cán bộ làm công tác Y tế lao động tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tập huấn về công tác Y tế lao động. 50% người lao động tại các khu công nghiệp được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ với lao động nữ...
Thu Hương (CDC Hoà Bình)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây